Nét đẹp di sản Hội chùa Keo làng Hành Thiện
Nghi thức rước kiệu là nghi thức nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức thánh tổ Thiền sư Dương Không Lộ

Nghi thức rước kiệu là nghi thức nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức thánh tổ Thiền sư Dương Không Lộ

Theo thông lệ, cứ vào dịp trung tuần tháng 2 và tháng 9 Âm lịch hàng năm, tại làng Hành Thiện lại diễn ra Lễ hội chùa Keo. Đây là dịp để dân làng tri ân đức thánh có công với đất nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương.

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện là hình thức sinh hoạt văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Đức thánh tổ Thiền sư Dương Không Lộ - vị Quốc sư thời Lý có nhiều công lao cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc…. Năm 2023, cũng là dịp đặc biệt, kỷ niệm 200 năm ngôi làng giàu truyền thống hiếu học này được vua Minh Mạng đặt cho tên Hành Thiện.

Vào lễ hội mùa Xuân, bên cạnh các nghi thức như: Dâng hương, rước kiệu,..., lễ Yến lão được xem là mỹ tục đặc sắc nhất.

Cụ ông mặc áo đỏ được con cháu đưa lên chùa làm lễ

Cụ ông mặc áo đỏ được con cháu đưa lên chùa làm lễ

Vào dịp hội mùa Thu, nhiều nghi lễ cổ đến nay vẫn được  bảo tồn như: Trình Phật, Thánh, Phụng nghinh, phục miều (triều y), dựng phan (phướn), Thánh đản và khoa giáo rối, lễ tạ. Trong đó, nghi lễ Thánh đản và khoa giáo rối nhằm tái hiện ngày sinh của Đức Thánh Tổ Dương Không Lộ, được tổ chức vào 23 giờ ngày 14/9, tại cung thờ Thánh Tổ.

Vào hội các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi, những cụ ông, cụ bà từ 70 tuổi trở lên sẽ được con cháu rước ra khu vực làm lễ mừng thọ, trước sự chứng kiến, chúc mừng của chính quyền địa phương và đông đảo bà con làng xóm.

Đoàn kiệu quy tụ người dân nhiều lứa tuổi trong làng tham gia phù giá

Đoàn kiệu quy tụ người dân nhiều lứa tuổi trong làng tham gia phù giá

Bên cạnh phần lễ, hội chùa Keo Hành Thiện còn lưu giữ nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: leo cầu ngô, thi bắt vịt, cờ người, rước đèn kéo quân... Đặc biệt, thi bơi trải đứng là nét đặc sắc mang đậm dấu ấn “có một không hai”, mang ý nghĩa nhắc nhở về nghề chài lưới thời niên thiếu của Đức Thánh tổ.  Tham gia cuộc thi là các chân chèo nam giới, có sức khỏe dẻo dai, trong độ tuổi từ 20-30, thạo nghề sông nước, có thể đứng trải suốt quãng đường đua dài hơn 60km. Bên cạnh thể lực, cuộc thi cũng đòi hỏi các đội chơi phải có sự phối hợp ăn ý, khả năng tính toán chính xác hướng gió, hướng nước cho phù hợp.

Bơi trải đứng là nét đẹp chỉ có duy nhất ở vùng quê Hành Thiện

Bơi trải đứng là nét đẹp chỉ có duy nhất ở vùng quê Hành Thiện

Nhiều nghi thức cổ vẫn còn được bảo tồn tại Lễ hội chùa Keo Hành Thiện

Nhiều nghi thức cổ vẫn còn được bảo tồn tại Lễ hội chùa Keo Hành Thiện

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện. Năm 2019, lễ hội Chùa Keo Hành Thiện được ghi danh trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất