Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Không làm thay, cũng không buông lỏng
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Đảm bảo tính đại diện cho ý chí của Thiếu tá Bùi Công Biên, Bí thư Chi bộ 7 phường Xuân La, quận Tây Hồ (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN)

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Đảm bảo tính đại diện cho ý chí của Thiếu tá Bùi Công Biên, Bí thư Chi bộ 7 phường Xuân La, quận Tây Hồ (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN)

Thiếu tá Bùi Công Biên nêu quan điểm, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, sự nghiệp đổi mới nói riêng đã lập nhiều kỳ tích, đạt được thành tựu vĩ đại. Hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng qua nhiều lần kiện toàn, từng bước định hình, đang tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại. Hệ thống chính trị, nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được xây dựng, hoàn thiện, khẳng định vai trò quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội. Thể chế đó ngày càng khẳng định sự phù hợp và tính ưu việt, được đại đa số cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ, bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Bên cạnh thành tựu đã đạt được, bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ ra hạn chế, tồn tại cho dù đã có những đổi mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Để khắc phục những bất cập đó, theo Thiếu tá Bùi Công Biên cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy định của Đảng về cơ chế lãnh đạo, cầm quyền của Đảng bằng pháp luật và thông qua pháp luật. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân của hệ thống tổ chức của Đảng, hệ thống chính quyền Nhà nước và hệ thống chính trị. Song song với đó là tinh gọn bộ máy; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm...

Trong bốn vấn đề trọng tâm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu ra, Thiếu tá Bùi Công Biên tâm đắc việc bảo đảm nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng không trùng với nhiệm vụ quản lý, đổi mới mạnh mẽ tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, với phương châm "đúng vai, thuộc bài". Bởi sự chồng chéo này làm ranh giới giữa “lãnh đạo” và “quản lý” có nơi, có việc trở nên mờ nhạt. Cấp lãnh đạo có thể viện dẫn lý do "lãnh đạo" để can thiệp vào công tác chuyên môn, thậm chí ra quyết định thay cho cấp dưới, cấp ủy Đảng làm thay, quyết thay cho chính quyền.

Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Ngọc Trinh, Bí thư Chi bộ 10 phường Thanh Nhàn, quận Hai Hà Trưng (Hà Nội) cho biết, cái khó lớn nhất lãnh đạo Đảng là làm theo vị trí của tổ chức Đảng, làm cho đúng chức năng của Đảng. "Cho nên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặt vấn đề này thực tế đi đúng vào trọng tâm", bà Nguyễn Ngọc Trinh nói.

Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt ra là thực hiện nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, không để diễn ra tình trạng Đảng bao biện, làm thay chức năng của Nhà nước nhưng không được buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Hai yêu cầu đó phải đi song song, nếu quá coi trọng hoặc coi nhẹ bên nào đều không đạt, bà Nguyễn Ngọc Trinh nêu quan điểm.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất