Quy định 144 về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” được Bộ Chính trị ban hành 9/5 vừa qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Để ban hành Quy định, Ban Tuyên giáo Trung ương đảm nhận vai trò tham mưu Bộ Chính trị xây dựng Quy định này, hết sức chặt chẽ, khoa học và logic. Quy định được đánh giá là ban hành kịp thời, có ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao. Để hiểu rõ hơn về quy định này, PV VOV đã có cuộc trao đổi với TS Đoàn Văn Báu, Vụ Trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương.
|
Tiến sĩ Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương
|
PV: Thưa ông, được Bộ Chính trị phân công đảm nhận vai trò tham mưu Bộ Chính trị ban hành quy định số 144 ngày 9/5/2024 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên trong giai đoạn mới. Vậy ông có thể chia sẻ về quá trình xây dựng quy định này được Ban Tuyên giáo Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện ra sao?
TS Đoàn Văn Báu: Có thể nói rằng, thực hiện nhiệm vụ Ban Bí thư và Bộ Chính trị phân công, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hết sức chặt chẽ- Đây là một văn bản cho toàn Đảng, vì vậy phải hết sức chặt chẽ, bài bản và mang tính khoa học vào thực tiễn. Đây là Quy định mang tính pháp lý để trong thời gian tới, chúng ta phải triển khai tổ chức thực hiện. Chính vì vậy chúng tôi đã thành lập các Tiểu Ban liên quan đến việc tổng kết những vấn đề lý luận, kể cả tổng kết những vấn đề thực tiễn cho xây dựng chuẩn mực Quy định 144.
PV: Thực tế cho thấy những năm gần đây một bộ phận đảng viên, trong đó có những người ở vị trí lãnh đạo quản lý cấp cao đã có những vi phạm nghiêm trọng bị xử lý kỷ luật. Vậy Quy định 144 ra đời trong bối cảnh như thế thì có ý nghĩa như thế nào?
TS. Đoàn Văn Báu: Bên cạnh những thành tựu, lớp lớp cán bộ trung kiên tạo nguồn cảm hứng hết lòng hết sức vì dân và hy sinh vì dân, thì cũng bộc lộ một bộ phận suy thoái, khi có quyền lực thì có sự suy thoái. Những ai rèn luyện tốt thì không suy thoái, cơ chế thị trường đã tác động vào đời sống, tức là mặt trái đã chi phối một bộ phận không rèn luyện, như Bác Hồ nói là phải rèn luyện suốt đời. Vì chủ quan mắc vào câu chuyện tiêu cực trong tư duy, nảy sinh vấn đề làm sai lệch đường lối, cho nên chúng ta đã xử lý cương quyết để đảm bảo câu chuyện đoàn kết trong Đảng. Bây giờ, nếu trong Đảng có một bộ phận như thế mà không xử lý thì sẽ không thể có sự đoàn kết nhất trí, thống nhất trong Đảng. Do đó, chúng đã xử lý một cách cương quyết không vùng cấm, lan tỏa và bài bản, lớp lang, khi xử lý là tâm phục, khẩu phục- Đây là câu chuyện nhất quán trong phòng, chống tham nhũng.
Chuẩn mực 144 trong nhiệm kỳ XIII có thể nói là chưa bao giờ chúng ta quan niệm phải hoàn thiện các thể chế như Đại hội XIII, cho nên công tác cán bộ có rất nhiều văn bản quan trọng. Ví dụ, chống chạy chức chạy quyền, chống tiêu cực trong công tác cán bộ, Quy định nêu gương… rất nhiều các văn bản ra đời, nhưng mới chỉ tập trung vào ngăn chặn, đẩy lùi theo hướng chống. Song đối với Quy định 144 mang tính xây- có thể nói lần đầu tiên chúng ta tổng hợp toàn bộ là trong chống có xây và trong xây có chống, nhưng lấy xây là căn cốt, là cơ bản. Để từ đó chúng ta tạo dựng một mối quan hệ chặt chẽ, lấy xây để đẩy lùi tiêu cực, lấy tích cực để đẩy lùi tiêu cực, lấy tất cả những cái làm tốt lấn át cái xấu.
PV: Quy định 144 có đề ra 5 tiêu chuẩn đạo đức đối với người đảng viên, ông có thể phân tích tại sao lại chọn năm tiêu chí đạo đức như vậy làm cốt lõi?
TS Đoàn Văn Báu: Lần này chúng ta xây dựng số từ trong chuẩn mực ngắn đi, nhưng đồng hành với với đó là 19 tiêu chí đánh giá cho 5 điều trong chuẩn mực, bắt nguồn từ câu chuyện kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo trong những điều kiện mới, trong những bối cảnh mới. Ví dụ như điều thứ nhất, tức là phải yêu nước, phải tôn trọng nhân dân, phải tuyệt đối trung thành với Đảng với Tổ quốc.- Đây là vấn đề kiên định những nội dung từ trước đến nay chúng ta đang làm, nhưng nội dung tôn trọng nhân dân có cái mới, đó là luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu, luôn luôn đồng hành giúp đỡ nhân dân, để khi dân cần, dân khó chúng ta phải cùng với dân. Thứ hai là phải thúc đẩy dân chủ cơ sở, trong đó để dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, kiểm tra, dân thụ hưởng đúng tinh thần. Yêu nước bây giờ không phải chung chung, mà yêu trước phải biết yêu nguồn cội, yêu lịch sử, yêu truyền thống cách mạng, yêu những thành tựu chúng ta đang có...
Lần này chúng ta phải đổi mới, đổi mới ở chỗ là người có đạo đức cách mạng được thể hiện sáng nhất, rõ nhất khi khó khăn; Càng khó khăn, gian khổ, nếu có đạo đức thì phải trung kiên với sự nghiệp, còn nếu không sẽ bị ngả nghiêng dao động. Vì vậy, lần này đề cao bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn. Cùng với đó ở đây nhất quán với 4 kiên định mà đồng chí Tổng Bí thư, cũng như trong Văn kiện Đảng ta nói rất nhiều đó là: Kiên định vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Kiên định con đường đổi mới; Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, nhưng trong đó phải có một yêu cầu đảm bảo là phấn đấu cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết; Tuân thủ luật pháp quốc tế để phát triển. Phải cần, kiệm, liêm chính; liêm chính bây giờ đặt ra ở chỗ là danh dự, lương tâm mà đồng chí Tổng Bí thư nhiều lần nói: phải có tự trọng, có liêm sỉ, danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất. Danh dự không phải là gì cao xa mà là việc làm tròn bổn phận, trách nhiệm trên cương vị của mỗi cán bộ đảng viên được phân công- đây là điều cốt lõi.
PV: Theo ông, có những điểm nào cần lưu ý để tổ chức thực hiện hiệu quả Quy định 144 này. để quy định thực sự được quán triệt, cũng như thấm nhuần trong các tầng lớp đảng viên cũng như đông đảo nhân dân?
TS Đoàn Văn Báu: Vừa qua Bộ Chính trị cũng rất quan tâm để có một hội nghị trực tuyến toàn quốc về Quy định số 144, nhưng Hội nghị này mới chỉ là bước đầu, mà cần phải trở thành một đợt chính trị sâu rộng trong toàn đảng. Vì thế đầu tiên phải chuyển đổi nhận thức, nhận thức ở đây không phải là một lần, mà nhận thức phải liên tục, lớp lang khoa học qua nhiều cách truyền thông. Phải nâng cao nhận thức, trong đó vai trò nêu gương của người đứng đầu là rất qua trọng. Thứ hai là cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch theo Ban Tuyên giáo Trung ương đã có hướng dẫn rất chi tiết, đều là những căn cứ rất sáng để cho chúng ta xây dựng. Cùng với đó phải tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra; kiểm tra nhận thức được chưa? kiểm tra chương trình hành động để xây dựng chuẩn này cho từng đối tượng đã phù hợp chưa?. Từ đó phải đưa thành những chuẩn mực để đánh giá chất lượng cán bộ công chức và cán bộ đảng viên. Có như vậy mới có hiệu quả, lấy hành động là nhân tố quyết định, phải tạo ra thực sự một bước chuyển.
PV: Xin cảm ơn ông!
Thúy Hằng
Nguồn: vov.vn