Vốn FDI vào Bà Rịa - Vũng Tàu tăng ấn tượng
Mục tiêu của Bà Rịa - Vũng Tàu là thu hút đầu tư có chọn lọc, công nghệ tiên tiến, không thâm dụng lao động

Mục tiêu của Bà Rịa - Vũng Tàu là thu hút đầu tư có chọn lọc, công nghệ tiên tiến, không thâm dụng lao động

Cụ thể, Bà Rịa - Vũng Tàu có 20 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn đăng ký hơn 1.533 triệu USD, đạt hơn 98% kế hoạch, tăng gấp 14 lần so với cùng kỳ và 14 dự án điều chỉnh tăng vốn với 223,24 triệu USD.

Trong 7 qua, một số lĩnh vực có mức tăng trưởng cao như giá trị sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí) tăng 12,56%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 13,21%; doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 37,73%; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 11,25%; kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu khí) tăng 7,01%... Tổng thu ngân sách thực hiện 56.727 tỷ đồng, đạt hơn 64% dự toán, tăng 11,45% so cùng kỳ.

Trong các khoản thu ngân sách, lớn nhất vẫn là thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10.015 tỷ đồng, tiếp theo là thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 3.282 tỷ đồng.

Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, sau khi quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2023), địa phương tập trung thu hút đầu tư dựa trên bốn trụ cột kinh tế, ba khâu trục động lực và các khâu đột phá.

Tỉnh đang xây dựng các đề án để thực hiện Chương trình hành động 154 của Chính phủ và các nội dung chi tiết của kế hoạch thực hiện quy hoạch.

Bà Rịa - Vũng Tàu lập ra các dự án đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách, giới thiệu địa điểm đầu tư ở các lĩnh vực công nghiệp, cảng biển, logistics, du lịch, đô thị, dịch vụ… để công bố trên phạm vi cả nước, quốc tế để thu hút đầu tư. Tỉnh chú trọng vào khâu cải cách hành chính, từ thủ tục, chuyển đổi số, phấn đấu các mục tiêu về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, ông Linh cho biết thêm.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất