(TTĐN) - Hội tụ nhiều yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", Lào Cai đang được đánh giá là điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không chỉ quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thân thiện và minh bạch, lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành cũng luôn tích cực, đồng hành trong lộ trình tìm kiếm, xúc tiến những cơ hội đầu tư, kinh doanh tiềm năng vào tỉnh nhà.
 |
Trung tâm thương mại GO! Lào Cai (Ảnh: Internet)
|
Nhiều lợi thế vượt trội
Đầu tháng 3/2022, tại thôn Tân Hồng, xã Bản Qua, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai diễn ra lễ khởi công dự án Nhà máy sản xuất dây điện và cáp
điện công nghệ cao do Công ty TNHH Nexus Technologies and Cable (Hàn Quốc) làm
chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư 80 triệu USD (tương đương 1.900 tỷ đồng).
Cùng năm này, Trung tâm Thương mại GO! Lào Cai do Tập đoàn
Central Retail (Thái Lan) đầu tư đã đi vào hoạt động tại tiểu khu đô thị số 13,
đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai. Dự án có tổng mức đầu
tư trên 13,5 triệu USD (tương đương 315 tỷ đồng).
Đây là một số dự án trọng điểm trong thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) của Lào Cai. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Lào Cai có
nhiều lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, điều kiện giao thông, tài nguyên
khoáng sản, khí hậu...
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến hết năm
2022, toàn tỉnh có 27 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 685,81
triệu USD. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực
công nghiệp khai thác, chế biến, thương mại, du lịch, dịch vụ, tập trung chủ yếu
tại các khu công nghiệp, thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Văn Bàn, là các
địa phương có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp, du lịch. |
|
Tỉnh nằm ở trung tâm khu vực trung du, miền núi phía Bắc, có
vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn
Minh - Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; là “cầu nối” không chỉ của Việt
Nam mà của cả các nước ASEAN với thị trường tỉnh Vân Nam và miền Tây Nam (Trung
Quốc), là trung tâm của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác với các nước tiểu
vùng sông Mekong (GMS).
Tỉnh có nhiều lợi thế phát triển du lịch gắn liền với sự
phát triển của vùng và cả nước, đặc biệt Khu du lịch quốc gia Sa Pa sẽ phát triển
trở thành khu du lịch có tầm cỡ quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc
sắc riêng có của tỉnh Lào Cai và là nơi tổ chức các sự kiện quốc tế.
Lào Cai có nhiều khoáng sản quý, có chất lượng cao, trữ lượng
lớn hàng đầu Việt Nam như apatit, sắt, đồng, graphít, đất hiếm... Với điều kiện
thiên nhiên khí hậu ưu đãi, có nhiều vùng khí hiệu với nhiều độ cao khác nhau
đã tạo ra các sản phẩm nông nghiệp được coi là thế mạnh của tỉnh như chè, quế,
atiso, dược liệu quý hiếm khác... Đây là điều kiện để phát triển vùng sản xuất
hàng hóa nông nghiệp tập trung, công nghệ cao phục vụ cho thị trường trong nước
và xuất khẩu.
Nhiều ưu đãi hấp dẫn nhà đầu tư
 |
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Ảnh: KT)
|
Với phương châm "Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát
triển", chính quyền tỉnh Lào Cai luôn lắng nghe, xem xét nguyện vọng, thực
hiện điều chỉnh một số các cơ chế, chính sách sát sườn với hoạt động đầu tư, sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Lào Cai cam kết cắt giảm tối đa thời gian,
chi phí thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh, đặc
biệt là đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; đảm bảo các quyền của
doanh nghiệp được tôn trọng; bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, đặc biệt
trong việc tiếp cận thông tin về quy hoạch, đất đai…
Chủ trương của Lào Cai là ưu tiên dự án chất lượng, thân thiện
môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên; có khả năng tham gia chuỗi giá trị; dự
án chế biến sâu công nghiệp; dự án phát triển du lịch dịch vụ, nông nghiệp... |
|
Tỉnh cũng cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng
ưu đãi với mức tối đa theo quy định hiện hành của Nhà nước, nhất là ưu đãi về
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, tiền
thuê đất, thuế mặt nước. Lãnh đạo tỉnh sẵn sàng đối thoại, giải quyết kịp thời,
thấu đáo những vướng mắc trong quá trình nhà đầu tư đến triển khai dự án.
Kết quả khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện hàng năm cho
thấy, môi trường đầu tư kinh doanh của Lào Cai trong những năm qua luôn thuộc
nhóm các địa phương tốp đầu, điểm số PCI của Lào Cai trong 10 năm qua duy trì ở
mức 60-66 điểm./.
Theo ông Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Lào Cai, Lào Cai lựa chọn hạ tầng là động lực thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Trong đó, tỉnh tập trung vào các công trình trọng điểm như sân bay, cầu qua
biên giới, cầu qua sông Hồng, hạ tầng kết nối... Tỉnh ưu tiên các nhà đầu tư có
tiềm lực mạnh để thực hiện theo quy hoạch của tỉnh và các dự án quy mô lớn có
tác động lan tỏa tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng
trung du và miền núi phía Bắc. |
Minh Thái
Nguồn: thoidai.com.vn