Lạng Sơn: Triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội
Một góc thành phố Lạng Sơn (Ảnh: MH)

Một góc thành phố Lạng Sơn (Ảnh: MH)

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững đất nước bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả, nhất là các quan điểm, chủ trương trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng qua các nhiệm kỳ.

Tăng cường các biện pháp quản lý thông tin về môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội trên sách, báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, nhất là trên internet và mạng xã hội; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm trong việc đăng tải thông tin, tuyên truyền về an ninh môi trường. Đẩy mạnh các tuyến tin, bài biểu dương, khích lệ những tập thể, cá nhân tiêu biểu phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần bảo đảm an ninh môi trường.

Kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, đấu tranh, phản bác lại những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, lợi dụng những hạn chế, bất cập về an ninh môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung để kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ nội bộ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ hai, công tác thẩm định dự án đầu tư, thu hút đầu tư phải bảo đảm không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá để bảo đảm an ninh môi trường (bảo đảm sự an toàn của con người, bảo đảm sự ổn định về chính trị, an toàn xã hội, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội trước tình hình môi trường sinh thái đang bị đe dọa), xác định lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; xây dựng các quy hoạch mang tính đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; trong quá trình lập quy hoạch phải tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp xử lý; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường; phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Thứ ba, Khi xây dựng, triển khai các chương trình, dự án, đề án chính sách, pháp luật về an ninh môi trường, quan tâm dự báo sớm các tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân sinh, các vấn đề có tính chất “phức tạp”, “nhạy cảm” được người dân quan tâm.

Triển khai các giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, thân thiện với môi trường; áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp; chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học...); ưu tiên công tác dự báo, phòng ngừa; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết không để hình thành "điểm nóng về môi trường"; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác tài nguyên, về bảo vệ môi trường theo quy định.

Tăng cường thực hiện các chính sách về thuế bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường; nhân rộng các mô hình đổi mới, sáng tạo, chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm an ninh môi trường trên không gian mạng.

Tăng cường công tác giám sát biến đổi khí hậu; dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai phục vụ công tác phòng, chống thiên tai kịp thời, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp vòa công tác bảo vệ môi trường (khoa học - công nghệ, kinh phí, kinh nghiệm quản lý,...) góp phần bảo đảm an ninh môi trường./.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất